• Chương 2. Những Dấu Hiệu Cảnh Báo Để Thức Tỉnh Nhân Loại > Thực Trạng Còn Tệ Hơn So Với Kịch Bản Xấu Nhất
      • I. Thực Trạng Còn Tệ Hơn So Với Kịch Bản
        Xấu Nhất

        Tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay còn tệ hơn so với kịch bản xấu nhất mà Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu Liên Hiệp Quốc (IPCC) đã dự kiến, với những tác hại thường gây tử vong đã và đang xảy ra qua những biến cố khắc nghiệt như bão tố, lũ lụt, hạn hán và những đợt khí nóng.  

        Ngay cả khi toàn thế giới cắt giảm khí nhà kính, Địa Cầu cũng cần phải có thời gian để phục hồi, bởi vẫn còn những loại khí thải đã tích tụ sẵn trong bầu khí quyển. 

        Đây là lý do tại sao cần phải chú trọng vào những loại khí thải ngắn hạn, cụ thể là khí mêtan. Khí mêtan tích nhiệt tối thiểu 72 lần nhiều hơn so với khí CO2, trong khoảng thời gian trung bình 20 năm. Nguồn phát thải khí mêtan lớn nhất là ngành công nghiệp chăn nuôi, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên vấn nạn hâm nóng toàn cầu cần phải được chấm dứt. 

        Nhưng trước tiên, xin cho phép tôi chia sẻ một vài dẫn chứng mới nhất về những tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống của con người và loài vật.


        Băng Đá Tan Chảy Ở Bắc Cực và Nam Cực



        Băng Tan Ở Bắc Cực

        Bắc cực có thể sẽ không còn băng vào năm 2012, sớm hơn 70 năm so với những ước tính của IPCC. Không có lớp băng bảo vệ để phản chiếu ánh sáng mặt trời, 90% nhiệt lượng của mặt trời có thể chiếu thẳng xuống mặt nước, do đó đẩy nhanh quá trình hâm nóng toàn cầu.16

        Sự thay đổi của lớp băng bao phủ Bắc cực thật khủng khiếp, các chuyên gia khí hậu cho biết hiện nay chỉ có 10% là lớp băng cũ và dày, 90% còn lại đều là những lớp băng mỏng mới hình thành.17

        “Vòng Lặp Phản Hồi” và Hâm Nóng Toàn Cầu Vượt Ngoài Tầm Kiểm Soát

        Nếu nước biển ấm hơn, băng đá sẽ tan chảy nhanh hơn. Một khi băng đá tan, sẽ không còn sự phản xạ nhiệt trở lại không gian nữa. Vì thế, lượng nhiệt này sẽ làm băng đá tan chảy nhanh hơn, đồng thời làm nước biển ấm lên. Và cả hai quá trình tương hỗ nhau làm băng tan nhiều hơn, do đó làm cho Địa Cầu nóng hơn. Quý vị thấy đó, chu trình này thật nguy hiểm. 

        Đó là lý do tại sao trước đây, các nhà khoa học không thể dự đoán chính xác, nhưng bây giờ họ đang rất thận trọng. Họ đang theo dõi sát tình hình. Chỉ có điều chúng ta hành động chưa đủ nhanh mà thôi.18

        Tư liệu: Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết Quốc gia Hoa Kỳ,
        http://nsidc.org/arcticseaicenews/index.html


        Băng Tan Ở Greenland và Nam Cực

        Vì những tảng băng khổng lồ ở Greenland và Nam cực vẫn tiếp tục tan chảy, nên mực nước biển dâng cao tới mức thảm họa và bão tố mạnh hơn là những hậu quả tất yếu. Nếu toàn khối băng ở vùng Tây Nam cực tan chảy thì mực nước biển trung bình toàn cầu sẽ tăng tối thiểu từ 3,3 tới 3,5 mét (10,8 – 11,8 bộ Anh)19, gây ảnh hưởng đến hơn 3,2 tỷ người – đó là một nửa dân số thế giới – những người sống trong phạm vi 200 dặm dọc các bờ biển.

        Các nhà khoa học Hoa Kỳ thuộc Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết Quốc gia hiện nay cho biết nếu toàn bộ khối băng Nam cực tan chảy, mực nước biển có thể dâng cao hơn rất nhiều so với dự kiến, một số nhà khoa học khác nói rằng thậm chí nước biển sẽ dâng lên đến 70 mét (230 bộ Anh), điều này có nghĩa là mọi sự sống trên Địa Cầu đều bị đe dọa.20

        • Đất Đai Bị Ngập Chìm và Tỵ Nạn Khí Hậu
        Trong lúc này, khi chúng ta đang trò chuyện, thì các hải đảo cũng đang bị nhấn chìm do mực nước biển dâng cao. Đảo Tuvalu, Tonga và khoảng 40 quốc đảo khác đang phải lên kế hoạch di tản toàn bộ dân cư trong cả nước.

        Trong lúc này, khi chúng ta đang trò chuyện, thì các hải đảo cũng đang bị nhấn chìm do mực nước biển dâng cao. Đảo Tuvalu, Tonga và khoảng 40 qMột báo cáo của Tổ chức Di dân Quốc tế cho biết khả năng sẽ có 200 triệu hoặc thậm chí 1 tỷ dân trở thành người tỵ nạn khí hậu vào năm 2050 hoặc ngay trong thời đại của chúng ta.uốc đảo khác đang phải lên kế hoạch di tản toàn bộ dân cư trong cả nước.21 Những người này phải rời khỏi đảo hoặc nơi cư trú của họ ở vùng ven biển vì mực nước biển dâng cao hay lớp băng vĩnh cửu tan chảy khiến toàn thể cộng đồng hoặc cả quốc gia bị nhấn chìm và sụp đổ.22

        (Xin xem phụ lục 1 để biết thêm thông tin về mực nước biển dâng cao và những ảnh hưởng của nó đối với toàn thế giới.)


        Các Dự Kiến Về Mức Dâng Của Mực Nước Biển


        Tư liệu: Báo cáo đánh giá lần thứ tư, IPCC, trang 111, hình 1


        Mêtan Hyđrat: Quả Bom Nổ Chậm

        Một thay đổi nữa của Bắc cực là hiện tượng băng vĩnh cửu tan chảy, đây thường là lớp băng tích trữ mêtan (dưới dạng mêtan hyđrat). Sự tan chảy của lớp băng này trong những năm gần đây đã giải phóng khí mêtan, khiến lượng khí mêtan trong khí quyển đột ngột gia tăng kể từ năm 2004.23

        Hâm nóng toàn cầu tăng vượt quá 20C có thể làm hàng tỷ tấn khí mêtan (tồn tại dưới dạng hyđrat dưới đáy đại dương) thoát vào bầu khí quyển, dẫn đến sự hủy diệt hàng loạt sự sống trên Địa Cầu.


        “Nhiệt độ chỉ tăng vài độ thôi cũng đủ làm những loại khí này bốc hơi
        và thoát vào bầu khí quyển, từ đó làm nhiệt độ tăng thêm.
        Vì vậy, càng nhiều khí mêtan thoát ra thì Địa Cầu
        và đại dương càng bị hâm nóng, và chu trình cứ thế tiếp diễn.
        Có khoảng 400 tỷ tấn khí mêtan được lưu giữ trong lớp băng đá
        ở vùng lãnh nguyên Bắc cực – lượng khí đủ để kích hoạt
        phản ứng dây chuyền. Một khi được châm ngòi, chu trình này
        có thể dẫn đến hậu quả là hâm nóng toàn cầu vượt ngoài tầm kiểm soát.”
        24
        — John Atcheson, nhà địa chất học 

        Điều chúng ta lo ngại không chỉ là sự dâng cao của mực nước biển, mà còn là ảnh hưởng của các loại khí độc, cụ thể là khí hyđro sunfua, khí mêtan và các loại khí khác trong đại dương.25 Băng đá cũng sẽ tan thêm nếu như khí mêtan tiếp tục thoát ra từ lớp băng vĩnh cửu, v.v... cũng như từ đại dương và tất cả các loại hình chăn nuôi. Như vậy, loại khí này cứ tiếp tục tích tụ và lưu lại trong bầu khí quyển một thời gian dài. 

        Tại thời điểm không thể vãn hồi, tình trạng sẽ xuống dốc nhanh chóng và không thể thay đổi được gì nữa. Không thể làm gì thêm để cứu vãn vào lúc đó. Và có thể sẽ không còn ai sống sót, hoặc có lẽ chỉ còn lại rất ít người thôi. 

        Một khi Địa Cầu bị hủy diệt, nó sẽ giống như tình trạng của Hỏa tinh, không thể sinh sống được nữa. Và phải mất hàng triệu năm, đôi khi hàng trăm triệu năm để cho bất cứ một hành tinh nào phục hồi lại, nếu hành tinh đó còn có khả năng phục hồi.


        Càng khẩn trương thay đổi, chúng ta càng có khả năng
        ngăn chặn biến đổi khí hậu. Và chúng ta có thể khôi phục Địa Cầu
        rất nhanh chóng, ngay lập tức, nhưng nếu chúng ta không thay đổi
        thì Địa Cầu cũng sẽ bị hủy diệt rất nhanh và tức thời.


        Sông Băng Suy Giảm và Tình Trạng Khan Hiếm Nước


        Ảnh Hưởng Của Sự Suy Giảm Các Dòng Sông Băng

        Hầu hết những dòng sông băng trên Địa Cầu sẽ biến mất trong một vài thập niên tới, đe dọa sự sống của hơn hai tỷ người. Một tỷ trong số những người này sẽ phải gánh chịu những hậu quả do sông băng Himalaya suy giảm. Tình trạng này đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới, với hai phần ba trong số hơn 18.000 sông băng trong vùng đang thu hẹp dần.26 Những ảnh hưởng ban đầu của hiện tượng sông băng tan chảy là lũ lụt và sạt lở đất nghiêm trọng. Tình trạng sông băng đang dần bị thu hẹp sẽ kéo theo sự suy giảm lượng mưa, hạn hán và nạn khan hiếm nước trầm trọng.27

        Tình Trạng Thảm Khốc Của Các Dòng Sông Băng Trên Thế Giới

        Tại tiểu bang Montana, Hoa Kỳ, các chuyên gia dự đoán rằng những dòng sông băng nổi tiếng của Công viên Sông băng Quốc gia sẽ biến mất trong vòng một thập niên tới.28 Sông Colorado (nguồn nước từ băng tuyết tan chảy) cung cấp nước cho bảy tiểu bang phía Tây đang cạn dần.29

        Peru là quê hương của 70% các dòng sông băng thuộc rặng Andes, với các đỉnh phủ băng cung cấp nước và thủy điện cho cư dân quốc gia này. Tất cả những dòng sông băng này được dự đoán sẽ biến mất vào năm 2015, chỉ còn vài năm nữa thôi.30 Sự thiếu hụt nguồn nước khiến tình hình càng trở nên căng thẳng và thậm chí còn dẫn tới xung đột vì quá nhiều người, kể cả những người nông dân nghèo khó, không có đủ nước sinh hoạt hoặc đang phải tranh đấu cho phần nước của họ.

        (Xin xem phụ lục 2 để biết thêm thông tin về sự suy giảm các dòng sông băng trên toàn cầu.)


        Đánh Bắt Cá Quá Mức, Vùng Biển Chết và Axit Hóa Đại Dương


        Ủy ban Pew có trụ sở tại Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng việc đánh bắt cá quá mức là mối đe dọa nghiêm trọng nhất cho hệ sinh thái biển, tiếp theo là nước thải của ngành nông nghiệp, bao gồm phân gia súc và phân bón hóa học dùng cho việc trồng lương thực để nuôi gia súc.31

        Nhiều vùng biển chết đang hình thành bởi biến đổi khí hậu, hiện nay con số này đã lên đến hơn 400 vùng. Số lượng những vùng biển chết tăng dần do dòng chảy nhiễm phân bón chủ yếu đến từ ngành chăn nuôi, góp phần làm cho tình trạng thiếu hụt khí ôxy cần thiết cho sự sống càng thêm nghiêm trọng.32

        Nước ô nhiễm bởi thủy triều đỏ là nguyên nhân gây ra các vùng chết
        ở biển Copacabana, Rio de Janeiro, Brazil


        “Sự biến mất ngày càng nhanh của các loài sinh vật biển đe dọa sức khỏe con người”,
        B. Worm và cộng sự, Science, ngày 3 tháng 11 năm 2006, http://www.compassonline.org/pdf_files/WormEtAlSciencePR.pdf


        Các nhà khoa học ước tính rằng hơn 90% loài cá lớn của đại dương đã biến mất trong vòng 50 năm qua do ngành đánh bắt cá thương mại.33

        Họ cảnh báo rằng với tốc độ đánh bắt như hiện nay, đến năm 2050, các loài cá đang bị đánh bắt trên toàn cầu sẽ suy kiệt trầm trọng. Họ cũng khuyến nghị chúng ta cần phải bắt đầu ngay những nỗ lực phục hồi.34

        Sự khan hiếm một số loài cá nhất định đã góp phần làm tăng nồng độ axit và giảm khả năng hấp thụ khí CO2 của đại dương. 

        Điều kiện sống ngày càng trở nên tệ hơn đã khiến cá voi và cá heo trôi dạt vào bờ vì nghẹt thở. Đôi khi, hàng trăm con cá đồng loạt chết trên bờ biển do không thể tiếp tục chịu đựng được tình trạng nhiễm độc của nước biển.35


        Điều Kiện Thời Tiết Khắc Nghiệt


        Trong thập niên qua, đã có ít nhất hai lần nhiệt độ trung bình hàng năm được ghi nhận là đạt đến mức cao nhất trong lịch sử Địa Cầu. Vào năm 2003, một đợt khí nóng kỷ lục tràn vào châu Âu, lấy đi sinh mạng của hàng chục ngàn người. Những đợt khí nóng cũng đã gây ra nhiều vụ cháy rừng kinh hoàng nhất trong lịch sử nước Úc.36

        Tiểu bang Puebla, Mexico đã chứng kiến nạn cháy rừng gia tăng trong những năm qua, lượng mưa giảm xuống còn 200 lít trên một mét vuông, nhiệt độ trung bình hàng năm tăng đến 17,50C. Nhiệt độ mùa đông hiện nay đang cao hơn mức bình thường. 

        Trong sáu năm qua, Peru đã trải qua ít nhất ba sự kiện nhiệt độ khắc nghiệt và lũ lụt tàn khốc, ảnh hưởng đến hơn 500.000 cư dân. Chỉ trong vòng 30 năm, lũ lụt đã tăng hơn 60% và bùn chảy tăng đến 400%.37 Năm 2009, Tổng thống Peru, ông Garcia, đã công bố tình trạng khẩn cấp liên quan đến biến đổi khí hậu do hiện tượng lạnh giá và đóng băng nghiêm trọng ở phía Nam dãy Andes, khiến gần 250 trẻ em thiệt mạng và nhiều người khác lâm bệnh.38

        (Xin xem phụ lục 3 để biết thêm thông tin cập nhật về tình trạng khí hậu khắc nghiệt trên toàn cầu.)

        “Khí hậu được xác định không chỉ đơn giản qua nhiệt độ và lượng mưa trung bình,
        mà còn căn cứ vào tính chất, tần số và cường độ của các hiện tượng thời tiết.
        Biến đổi khí hậu do con người gây ra có khả năng thay đổi tỷ lệ và cường độ
        của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, chẳng hạn như những đợt khí nóng,
        khí lạnh, bão tố, lũ lụt và hạn hán."
        39
        — Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ



        Thiên Tai Xảy Ra Thường Xuyên Hơn


        Hạn Hán, Sa Mạc Hóa và Cháy Rừng

        Theo Liên Hiệp Quốc, tình trạng sa mạc hóa – hậu quả của việc chặt phá quá nhiều cây cối và thiệt hại từ hoạt động chăn thả gia súc – đang ảnh hưởng đến đời sống của hơn 1,2 tỷ người tại hơn 100 quốc gia có nguy cơ.40

        Nguồn nước sạch quý giá cũng đang cạn dần, như những mạch nước ngầm chạy dưới thành phố Bắc Kinh, Delhi, Bangkok và hàng chục khu vực khác, chẳng hạn như miền Trung Tây Hoa Kỳ, trong khi đó phần lớn thời gian trong năm, sông Hằng, sông Jordan, sông Nile và sông Dương Tử cũng bị thu hẹp thành những dòng chảy nhỏ. 

        Ở Trung Quốc, trận hạn hán khốc liệt nhất trong 5 thập niên qua (vào năm 2009) đã tàn phá những vụ mùa chính ở ít nhất 12 tỉnh phía Bắc, gây thiệt hại hàng tỷ đô la Mỹ từ ngân quỹ quốc gia để viện trợ cho những nông dân bị mất mùa do hạn hán.41

        Năm 2009, nạn cháy rừng ở Nepal và Úc đã trở nên trầm trọng hơn do tình trạng hạn hán.42 Tại châu Phi, người dân Somali, Ethiopia, Sudan, v.v… cũng đã điêu đứng vì hạn hán. 

        Các nhà nghiên cứu cho biết miền Tây Hoa Kỳ đang đối diện với nguy cơ hạn hán nghiêm trọng, vì tuyết ở miền núi đang tan chảy, làm mất đi phần lớn nguồn nước dự trữ. 

        (Xin xem phụ lục 4 để biết thêm thông tin về các thảm họa hạn hán và những trận cháy rừng lớn trên toàn cầu.)

        Bão Tố và Lũ Lụt Xảy Ra Thường Xuyên Hơn

        Cường độ và thời gian kéo dài của các trận cuồng phong và bão nhiệt đới đã được ghi nhận là gia tăng 100% trong 30 năm qua. Theo các nhà khoa học của Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Hoa Kỳ, hiện tượng này rất có thể là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm gia tăng nhiệt độ đại dương. 

        Theo các nhà nghiên cứu của Học viện Công nghệ Georgia, Hoa Kỳ, số lượng các cơn bão cấp 4 và cấp 5 có mức độ tàn phá lớn nhất trên toàn thế giới đã tăng gấp đôi trong hơn 35 năm qua. Các cơn bão cấp 5 gây thiệt hại thảm khốc nhất tại những thành phố lớn. Cường độ và thời gian của các cơn bão cũng tăng 75% kể từ những năm 1970. 

        Một trong những cơn bão này vẫn còn để lại hậu quả cho đến tận ngày nay, đó là cơn bão Katrina. Vào năm 2005, cơn bão này đã tàn phá các khu vực thuộc tiểu bang New Orleans; nhà cửa và cuộc sống của người dân nơi đây đến nay vẫn chưa được khôi phục hoàn toàn. 

        Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ cho biết lần đầu tiên họ ghi nhận được là có 6 cơn lốc nhiệt đới liên tiếp đổ bộ vào đất liền ở Hoa Kỳ trong năm 2008. 

        Bắc Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương là hai vùng có xu hướng bão mạnh nhất. 

        (Xin xem phụ lục 5 để biết thêm thông tin về các thiên tai lũ lụt lớn trên toàn cầu.)


        Đội Cứu trợ Hội Quốc Tế Thanh Hải Vô Thượng Sư
        tại Pakistan năm 2010


        Đội Cứu trợ Hội Quốc Tế Thanh Hải Vô Thượng Sư
        tại Haiti năm 2010



        Động Đất

        Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng động đất có liên quan tới hâm nóng toàn cầu. Bởi vì, khi băng đá ở hai địa cực và dưới thềm Greenland tan chảy, áp lực sẽ dồn lên lớp vỏ Trái Đất, kích hoạt sự chuyển dịch và gây ra động đất.

        Một trong những thảm họa bi thảm nhất trong thời đại của chúng ta là trận sóng thần (hậu quả của động đất) tấn công Indonesia vào năm 2004, gây biết bao đau thương cho người dân quốc gia này cũng như cư dân thế giới. 

        (Xin xem phụ lục 6 để biết thêm thông tin cập nhật về các thảm họa động đất trên toàn cầu.)

        Sự Tàn Phá Của Côn Trùng

        Ở Hoa Kỳ, do hâm nóng toàn cầu mà bọ cánh cứng đã tàn phá gần một triệu mẫu Anh rừng thông trên dãy núi Rocky. Canada cũng gặp phải thảm trạng tương tự.


        Nạn Phá Rừng


         

        Rừng mưa là lá phổi của Địa Cầu chúng ta. Khi cây cối bị chặt phá,
        các loài thực vật sẽ trở nên thưa thớt và khô cằn,
        thậm chí chúng sẽ thải ra khí cacbonic thay vì hấp thụ nó.
        Đây cũng là một nguy cơ khác đang đe dọa chúng ta.


        Tại Brazil, kể từ năm 1970, 90% diện tích rừng đã bị chặt phá để làm đồng cỏ chăn thả gia súc hoặc trồng ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi.43 Trong khi chúng ta đang trò chuyện ở đây, thì nhiều cánh rừng xanh tươi có diện tích tương đương với tổng diện tích của 36 sân bóng đá đang từng phút bị tàn phá và dần biến thành những mảnh đất hoang.44

        Và ở miền Nam Mexico, những cánh rừng mưa nhiệt đới từng bao phủ gần một nửa tiểu bang Tabasco đã bị thu hẹp còn chưa đến 10% diện tích ban đầu. Đồng thời, những đồng cỏ để chăn thả gia súc đã tăng lên đến 60% tổng diện tích của tiểu bang này.45

        Tương tự, tại các quốc gia như Argentina và Paraguay, ngày càng có nhiều cánh rừng bị phát hoang để chăn thả gia súc và trồng đậu nành. Argentina đã mất đi 70% rừng nguyên sinh.46

        Indonesia có rừng mưa lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau rừng mưa Amazon và Congo. Tuy nhiên, những cánh rừng này đang bị thu hẹp với tốc độ báo động, cứ mỗi phút một diện tích tương đương bằng một sân bóng đá lại mất đi. Liên Hiệp Quốc thông báo rằng 98% tổng diện tích rừng sẽ biến mất chỉ trong vòng 15 năm nữa.47

        Chỉ riêng rừng mưa Amazon đã hấp thụ được lượng khí cacbonic nhiều hơn tổng lượng khí nhà kính do con người thải ra trong 10 năm. Thêm vào đó, khi đốt rừng, chúng ta đã thải ra một lượng cacbon đen, đây là những phân tử muội than có khả năng tích nhiệt nhiều hơn gấp 680 lần so với các phân tử khí CO2.48


        Tổn Thất Đa Dạng Sinh Học

        Các nhà sinh thái học hàng đầu cho biết tốc độ suy giảm của các loài hoang dã do bị tuyệt chủng diễn ra quá nhanh, đến mức không gì có thể so sánh được. Hiện tại các nhà khoa học cũng dự báo rằng 16.000 chủng loại trên Trái Đất có nguy cơ bị tuyệt chủng nhanh hơn 100 lần so với ước tính trước đây.

        “Nhà sinh vật học nổi tiếng của Đại học Harvard, ông Edward O. Wilson,
        và các nhà khoa học khác ước tính rằng tốc độ tuyệt chủng thực tế
        nhanh hơn từ 1.000 đến 10.000 lần so với tốc độ tuyệt chủng tự nhiên.
        Mỗi ngày có từ 2,7 đến 270 loài bị xóa sổ
        .”49
        — Julia Whitty

        “20% đến 40% các loài sinh vật trên Trái Đất có thể sẽ bị tuyệt chủng
        trong thế kỷ này, về cơ bản là do hâm nóng toàn cầu,
        chưa tính đến tác động của các nhân tố khác."
        50 
        — Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC)



        Khan Hiếm Nước


        Nguồn nước ngày càng khan hiếm đã làm tình trạng thêm căng thẳng và thậm chí nảy sinh xung đột. Vì nhiều người, trong đó có cả những nông dân nghèo, không có đủ nước hay phải vô cùng khó nhọc mới lấy được phần nước của mình.  

        Hàng vạn sông hồ trên khắp thế giới đang khô cạn. Người dân đang chết dần vì hạn hán. Dân chúng phải rời bỏ xóm làng, quê hương vì khan hiếm nước.51

        Một tỷ người không có nước sạch và an toàn. Và hàng năm có 1,8 triệu trẻ em tử vong vì những căn bệnh do ô nhiễm nước gây ra.52

         

        Thiếu Lương Thực



        Liên Hiệp Quốc thông báo rằng từ năm 2009 đến nay, số người bị đói trên thế giới đã lên đến mức cao nhất trong bốn thập niên qua. Trên thế giới có khoảng 1,02 tỷ người không có đủ lương thực.53

        Ở Peru, do hạn hán và nhiệt độ quá nóng trong 12 năm qua, 140.000 hecta khoai tây và ngô đã bị hư hoại – tương đương với lượng thực phẩm đủ để nuôi 11 triệu người. 

        Zimbabwe, Somalia, Mauritius, Mozambique và Sudan là những quốc gia điển hình ở châu Phi đang phải hứng chịu những trận hạn hán khắc nghiệt, khiến cho việc canh tác trở nên vô cùng khó khăn, kéo theo tình trạng thiếu lương thực và tăng giá thực phẩm.
         
        Thêm vào đó, tình trạng sa mạc hóa và nạn phá rừng càng làm cho đất đai bị suy thoái. Nhiệt độ tăng đồng nghĩa với lượng mưa thất thường – quá thấp hoặc quá cao trong một thời điểm – vì vậy chúng ta phải hứng chịu những trận lũ lụt tàn phá nhấn chìm hoa màu và các vụ hỏa hoạn thiêu rụi rừng cây. 

        Những ảnh hưởng này của biến đổi khí hậu làm gia tăng sự bất ổn và khủng hoảng lương thực. 

        (Xin xem phụ lục 7 để biết thêm thông tin về nạn biến đổi khí hậu và tình trạng thiếu lương thực trên toàn cầu.)


        Sức Khỏe Con Người


        Dân Chúng Điêu Đứng Vì Biến Đổi Khí Hậu

        Theo nghiên cứu của Thụy Sĩ, biến đổi khí hậu đã cướp đi sinh mạng của khoảng 315.000 người mỗi năm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến 325 triệu người khác.54 Điều này gây tổn thất kinh tế 125 tỷ đô la Mỹ mỗi năm.55 Nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là các quốc gia đang phát triển ở châu Phi, nhiều khu vực có nguy cơ ở Nam Á và các quốc đảo nhỏ. 

        Hơn nữa, 99% số người bị thiệt mạng vì thiên tai là người châu Á.

        Bệnh Truyền Nhiễm Do Côn Trùng

        Muỗi gây ra bệnh sốt xuất huyết được phát hiện lần đầu tiên tại Piura, Peru, rồi lan tràn đến những vùng mới do biến đổi khí hậu.56

        Nguy cơ mắc phải những căn bệnh khác cũng đang gia tăng, chẳng hạn như bệnh sốt rét, vì muỗi di chuyển tới những vùng cao. Liên Hiệp Quốc lo ngại rằng hàng trăm triệu người ở châu Phi đang phải đối mặt với nguy cơ này.57

        Xin xem phụ lục 8 để tham khảo trích đoạn bài viết Sáu độ: Tương lai của chúng ta trên Địa Cầu nóng hơn của Mark Lynuss.)
         Trước      Sau   
    • Chương 1.
      Chương 2.
      Chương 3.
      Chương 4.
      Chương 5.
      Chương 6.

    • Trang Chủ  |   Tác Giả  |   Tin Tức  |   Điểm Báo  |   Bình Luận  |   Trích Dẫn  |   Tư Liệu  |   Tải Xuống  |   Phản Hồi  |   Đọc trên HTML cho kết nối internet chậm
    • Để biết thêm thông điệp khẩn cấp, xin truy cập: www.SupremeMasterTV.com. Để xem các ấn bản và tác phẩm nghệ thuật khác của Thanh Hải Vô Thượng Sư, xin truy cập: www.LoveOceanCreative.com
    • © 2011 The Supreme Master Ching Hai All rights reserved. *